Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

Hiện tại việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển chiếm đến 80% lượng hàng giao dịch mua bán quốc tế. Vì thế, nếu bạn đang học xuất nhập, làm nghề hay có lô hàng cần vận chuyển quốc tế, thì nên biết về Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển.

>>>>>> Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt?

1. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

Việc tổ chức thực hiện Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển bạn cần nắm rõ các bước như sau:

a/ Xin giấy phép xuất khẩu

Bạn có thể hiểu 2 nghĩa như sau:

– DN phải xin phép được thực hiện hoạt động XNK, tức là phải xin được mã vạch hải quan.

DN phải xin được giấy phép xuất khẩu cho từng chuyến hàng.

Xác nhận L/C trong trường hợp thanh toán quốc tế bằng L/C:

Khi nhận L/C, doanh nghiệp cần kiểm tra nội dung trên L/C có đúng nội dung với hợp đồng mua bán không?. Nếu không thì cần phải tu chỉnh L/C

>>>>>>> Xem thêm: Hợp đồng ngoại thương là gì?

b/ Xin C/O – giấy chứng nhận xuất xứ

Form C/O được áp dụng theo quốc gia và mặt hàng.

c/ Chuẩn bị hàng xuất khẩu:

Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp thực hiện chuẩn bị hàng xuất khẩu theo hợp đồng và căn cứ L/C. Các bước thực hiện bao gồm:

– Chuẩn bị lô hàng xuất khẩu

– Bao bì đóng gói

– Ký mã hiệu hàng hoá

– Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Việc chuẩn bị lô hàng xuất khẩu và kiểm tra chất lượng hàng hóa liên quan mật thiết. Trong đó việc kiểm tra chất lượng bao gồm kiểm tra cơ sở và kiểm nghiệm tiến hành ở lúc nhập kho và xuất kho để giao cho nhà nhập khẩu. Khi kiểm tra ở cơ sở là công đoạn quan trọng nhất. Nếu thu mua gom hàng ở các cơ sở sản xuất trong nước cần phải có sự giám định của các công ty giám định có uy tín, nếu đáp ứng chất lược thì mới thanh toán tiền hàng

Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

d/ Làm thủ tục hải quan xuất khẩu:

Trước khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan. Sau đó mang hồ sơ đến cục hải quan hay hải quan cảng.

Khi đó, trước hết doanh nghiệp phải làm thủ tục xác minh thuế, nếu không nợ thuế thì mới được tiếp tục làm thủ tục hải quan.Nếu hồ sơ hợp lệ các nhân viên tiếp nhận sẽ cấp tờ khai hải quan ghi vào sổ.

Sau đó, Doanh nghiệp mang tờ khai lên bàn vi tính chờ nhập dữ liệu rồi nhận biên lai tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ sau khi được cơ quan tiếp nhận sẽ được chuyển đến bộ phận tính thuế, việc tính thuế được thực hiện trên cơ sở biểu thuế XNK do cục thuế ban hành, sau đó hồ sơ sẽ được chuyển qua phòng giám quản.

Sau khi hồ sơ được chuyển đến phòng giám quản, căn cứ trên tình hình sẵn sàng vào container của hàng hoá, doanh nghiệp mang biên nhận đến phòng giám quản, đóng lệ phí và mời nhận viên hải quan đến kho riêng để kiểm tra hàng. Nếu được xuất hàng doanh nghiệp sẽ cho hàng vào container dưới sự giám sát hải quan và hải quan có nhiệm vụ niêm phong kẹp chì.

Sau khi xong xuôi, tiếp tục đưa container vào bãi ” hạ bãi”. Muốn thế, trước đó doanh nghiệp phải đến cảng thuê bãi, sau đó liên hệ với ban quản lý bãi để đưa container vào đúng bãi được thuê, sau đó doanh nghiệp đem bộ chứng từ hải quan đến hải quan bãi để đăng ký xếp hàng lên tàu.

e/ Giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán quốc tế

Để giao hàng doanh nghiệp thường lập hợp đồng xếp dỡ với cảng để cảng bốc hàng lên tàu.

Bộ chứng từ thanh toán nhất thiết phải đúng với nội dung của L/C vì nếu không doanh nghiệp không thể nhận được tiền hàng. Căn bản của bộ chứng từ thanh toán bao gồm những giấy tờ sau :

– Hối phiếu

– Hoá đơn thương mại

– Vận đơn

– C/O, CQ

Trên đây Incoterms 2020 đã chia sẻ Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển trong thực tế. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *