Quy Trình Mua Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Xuất nhập khẩu hiện nay là một hoạt động đặc biệt quan trọng, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và các nước trên thế giới. Hoạt động này đang phát triển từng ngày và đã đạt được những kết quả đáng kể. Khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các thủ tục liên quan, cụ thể là việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của INCOTERMS 2020 nhé để hiểu kỹ hơn về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa nhé!

1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là hình thức người bảo hiểm cam kết bồi thường những tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm do nguy hiểm đã thoả thuận gây ra, nhưng người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho người bảo hiểm.

2. Khi nào mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu?

Có những sự cố như mất mát, hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển và mua bán mà doanh nghiệp sẽ không thể lường trước được. Hay trong nhiều trường hợp, người mua và người bán không muốn doanh nghiệp của mình phải chịu trách nhiệm về những tổn thất không đáng có đó nên họ xem xét và quyết định mua bảo hiểm hàng hóa.

bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ được hưởng bảo hiểm trong các trường hợp xảy ra sự cố sau:

– Hàng hóa bị cháy, nổ.

– Phương tiện vận chuyển đường thủy là tàu, thuyền bị chìm, lật hay bị mắc cạn.

– Phương tiện vận chuyển đường bộ xảy ra tai nạn cháy nổ, bị lật đổ.

– Phương tiện vận chuyển hàng hóa va chạm với vật thể nào khác và bị hỏng, vỡ, không thể tiếp tục giao hàng.

– Dỡ hàng hóa xuống tàu tại cảng gặp tai nạn.

Ngoài những tại nạn nêu trên, nếu hai bên có thỏa thuận và ký kết hợp đồng về những tai nạn khác thì bảo hiểm hàng hóa cũng sẽ bồi thường khi hàng hòa gặp phải những tai nạn đó.

3. Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cho các cá nhân và doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quốc tế. Mỗi nhà cung cấp bảo hiểm sẽ có một chính sách khác nhau với mức phí theo quy định.

Khách hàng cần lựa chọn loại hình bảo hiểm hàng hóa phù hợp dựa trên nhu cầu, khả năng tài chính và loại hàng hóa cần vận chuyển. Các loại bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu là Bảo hiểm hàng hóa đường biển – đường bộ – đường không và đường sắt.

4. Các công ty bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Các công ty bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu uy tín có thể kể đến là:

Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Công ty bảo hiểm PJICO

Công ty bảo hiểm Bảo Minh

Công ty bảo hiểm PV Insurance

5. Quy trình mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bước 1. Nhận giấy yêu cầu bảo hiểm từ công ty bảo hiểm

Doanh nghiệp liên hệ và nhận giấy yêu cầu bảo hiểm từ công ty bảo hiểm khi có nhu cầu mua bảo hiểm.

Bước 2. Hoàn thiện thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm

Ngoại trừ nội dung trong phần của công ty môi giới và nghiệp vụ của công ty bảo hiểm thì doanh nghiệp phải hoàn thành tất cả các thông tin khác trong giấy yêu cầu bảo hiểm.

Giấy yêu cầu bảo hiểm gồm các nội dung sau:

– Thông tin người hưởng bảo hiểm

– Thông tin hàng hóa được bảo hiểm

– Nội dung yêu cầu bảo hiểm

– Các giấy tờ đi kèm

»»»» Review trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

Bước 3: Gửi lại giấy yêu cầu bảo hiểm tới công ty bảo hiểm

Bước 4: Công ty bảo hiểm gửi hợp đồng bảo hiểm về doanh nghiệp

Bước 5: Sau khi đồng ý với các điều kiện trọng hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ ký xác nhận và nhận bảng phí bảo hiểm.

6. Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

mẫu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

7. Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo công thức dưới đây:

CIF = (C + F) / (1 – R)

I = CIF x R

Chú thích:

I: phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

C: giá lô hàng xuất nhập khẩu (tính theo giá FOB)

F: chi phí vận chuyển lô hàng

R: giá trị phí bảo hiểm hàng hóa

Trong đó, giá trị phí bảo hiểm không có một giá trị cụ thể nào nên để xác định giá trị này sẽ phụ thuộc vào loại hàng xuất nhập khẩu, phương thức giao hàng,… Và giá trị bảo hiểm sẽ được xác định bằng 110% giá điều kiện CIF của hàng hóa hoặc sản phẩm xuất nhập khẩu.

8. Giải đáp một số câu hỏi về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Giải thích vì sao điều kiện bảo hiểm loại A chỉ liệt kê các rủi ro loại trừ mà không liệt kê các rủi ro được bảo hiểm chi trả?

Bảo hiểm A chỉ liệt kê các trường hợp loại trừ vì nếu lí do bị mất hoặc hư hỏng đối với đối tượng được bảo hiểm không phải do một trong các loại trừ quy định gây ra, thì mọi tổn thất và chi phí phát sinh đối với đối tượng được bảo hiểm đều được công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Giá trị được bảo hiểm của hàng hóa dựa trên giá trị của hàng hóa tại nơi gửi hàng hay nơi nhận hàng?

Khi tham gia bảo hiểm, nếu bên mua bảo hiểm không khai báo giá trị hàng hoá được bảo hiểm thì giá trị bảo hiểm sẽ được tính theo giá hàng hoá ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc giá thực tế ở nơi gửi hàng.

Nếu tàu hàng bị mắc cạn dọc đường, doanh nghiệp nhận được hàng hóa muộn nên không bán được hàng hoặc phải bán hàng với giá thấp thì doanh nghiệp có được bồi thường thiệt hại từ công ty bảo hiểm không?

Rủi ro mắc cạn là một trong những rủi ro chính được bảo hiểm bởi bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào. Tuy nhiên, người bảo hiểm chỉ bồi thường thiệt hại cho hàng hóa khi hàng hóa bị ẩm ướt, hư hỏng, vỡ, biến dạng, v.v.

Vì vậy, tình huống này sẽ không được bảo hiểm vì những thiệt hại đến từ rủi ro chậm trễ – rủi ro không được bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hóa là một trong những nghiệp vụ quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Do quãng đường vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài dài, phải dừng lại nhiều lần, dễ xảy ra những tai nạn không đáng có. Vì thế, nắm rõ được thông tin về bảo hiểm hàng hóa sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

2.1/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *