VGM Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Cách Tính VGM Như Thế Nào?

VGM Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Cách Tính VGM Như Thế Nào?

Trong quá trình vận chuyển bằng đường biển đường biển, cái ưu tiên chính là chúng ta phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa cũng như tất cả các nhân viên trên tàu.

Câu hỏi đặt ra ở đây là phải làm gì để đáp ứng được điều đó? Vậy bạn đã bao giờ nghe đến VGM chưa? VGM là gì? VGM đóng vai trò như nào trong việc giữ an toàn trong vận tải biển? Hãy cùng incoterms2020.vn đi tìm hiểu nhé!

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

1. VGM là gì trong xuất nhập khẩu?

VGM là chứng từ được quy định trong công ước SOLAS (Safe of Life at Sea convention) – công ước an toàn sinh mạng con người trên biển. Được viết tắt bởi cụm từ Tiếng Anh “Verified Gross Mass”- VGM là phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ của container hàng vận chuyển quốc tế.

Hiểu một cách đơn giản, công ước SOLAS quy định tất cả những vấn đề liên quan tới sự an toàn trên tàu, từ trang thiết bị, sự sắp xếp hàng hóa và an toàn của con người trên tàu hàng. Có hàng trăm triệu container tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vì vậy việc xác định trọng lượng là rất cần thiết. Trọng lượng không chính xác thường là nguyên nhân hoặc yếu tố góp phần gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, một số không may gây tử vong, trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Do đó, IMO – Tổ chức hàng hải quốc tế đã nâng cao quy ước SOLAS và yêu cầu người gửi hàng xác minh tổng trọng lượng của các container đã đóng gói có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.

Điều cần chú ý ở đây là VGM mới được áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu, còn với hàng hóa container nội địa thì chưa có yêu cầu về VGM.

2. VGM dùng để làm gì?

Bộ chứng từ này yêu cầu các shipper phải khai báo chính xác trọng lượng của container hàng hóa. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu để xác định kết cấu và cách sắp xếp vị trí khai thác tàu để đảm bảo an toàn cho sinh mạng con người trên tàu

Đối tượng áp dụng: các tàu thương mại, tàu chở khách.

Trách nhiệm thực hiện, lập VGM: Người gửi hàng (shipper)

VGM Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

2.1. Tính toán tải trọng container hàng

Từ việc xác định trọng lượng của container hàng hóa, thì trọng lượng trên tàu sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất. Nói một cách dễ hiểu thì đây là cơ sở để biết được container này có bị quá tải trọng so với mức cho phép của hãng tàu hay không. Nếu vượt quá thì hãng tàu sẽ yêu cầu chủ hàng nộp phí quá tải (phí VGM), thậm chí có thể bị từ chối vận chuyển hoặc phải rút bớt tải trọng để được vận chuyển đi. Mặt khác nếu Shipper không cung cấp VGM hay khai báo bị sai thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi chi phí phát sinh.

2.2. Sắp xếp vị trí container trên tàu

Xác định và khai báo chính xác được trọng lượng của container hàng hóa, từ đó chủ tàu có thể bố trí khu vực sắp xếp các container hàng hóa đó một cách tối ưu và an toàn nhất.
Thông thường, các container nhẹ hơn sẽ được đặt ở phía trên, các container nặng hơn được đặt ở dưới cùng. Sự sắp xếp hợp lý sẽ giúp cho quá trình vận chuyển thuận lợi và an toàn.

2.3. Chứng từ/Phiếu xác nhận nộp cho cảng

VGM là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa? Có nhiều sự hiểu lầm ở đây rằng VGM là bộ chứng từ nộp cho hải quan. Nhưng thực tế, đây là chứng từ xác nhận về trọng lượng hàng hóa, liên quan trực tiếp đến chủ hàng, cảng, hãng tàu. Vì vậy, VGM sẽ được nộp cho cảng hay hãng tàu chứ không phải là là nộp cho hải quan như ý kiến trên.

3. Cách tính VGM

Thực tế, phiếu cân VGM phải thể hiện được trọng lượng chính xác của container hàng hóa. Cân nặng/trọng lượng của container được xác định bởi 2 thành phần là vỏ container và hàng hóa bên trong.

Do đó, VGM có 2 cách tính toán như sau:

Cách 1: Cân toàn bộ lượng hàng trước khi đóng vào container, sau đó cộng thêm trọng lượng vỏ container, sẽ có được số liệu cần thiết.

Thường áp dụng cho trường hợp những cảng có cân điện tử với trọng tải hàng hóa không quá lớn. Ngoài ra thì những hàng hóa có thể được cân trực tiếp ở ngoài trước khi đưa vào container.

Cách 2: Cân cả xe container hàng, sau đó cân xe không có container hàng (đã hạ xuống cảng).

Lấy số liệu trừ đi sẽ biết container hàng nặng bao nhiêu.

Thường áp dụng cho trường hợp hàng hóa đã được đóng vào container.

Tùy theo mỗi cảng, mỗi hãng tàu khác nhau thì sẽ có những cách áp dụng khác nhau. Việc áp dụng cách nào thì sẽ phụ thuộc vào trang thiết bị và cách thức áp dụng ở cảng đó.

Để đảm bảo số liệu chính xác thì địa điểm cân cần phải khách quan và trung thực. Hiện nay, tuy chưa có quy định cụ thể song VGM có cho phép sai số. Ở một số quốc gia thì sai số được cho phép trên dưới 5% trọng lượng hàng hóa.

4. Mẫu VGM – Thông tin bắt buộc khai báo VGM.

Phiếu cân VGM được shipper thực hiện khai báo cho cảng hoặc hãng tàu. Chúng ta có thể tham khảo mẫu VGM như trong hình sau: ………

4.1. Thông tin bắt buộc phải khai báo:

– Số Booking vận tải biển của hãng tàu/Ocean Carrier Booking Number

– Số container/Container Number

– Trọng lượng xác minh/Verifired Weight

– Đơn vị đo lường/Unit of Measurement

– Bên chịu trách nhiệm (Tên chủ hàng trên MBL)/Responsible Party (Shipper named on the carrier’s bill of lading)

– Người được ủy quyền/Authorized Person

4.2. Có thể bổ sung thêm (không bắt buộc)

– Ngày cân/Weighing Date

– Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng/Shipper’s Internal Reference

– Cách tính/Weighing Method

– Bên mua/Ordering Party

– Dụng cụ cân/Weighing Facility

– Nước/Country of Method (Trong trường hợp dùng cách 2)

– Bên giữ chứng từ/Documentation Holding Party

Sau khi điền những thông tin như trên mẫu, chủ hàng sẽ tiến hành xác nhận ký và đóng dấu rồi chuyển cho hãng tàu (hoặc cảng theo chỉ định).

Hiện nay, phiếu VGM có thể được phát hành bằng hình thức điện tử. Ví dụ như VGM Hapag – Lloyd, việc gửi VGM phải được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Đối với bất kỳ truyền bằng tay, một khoản phí nộp thủ công sẽ được áp dụng. Phương pháp này có hiệu quả đặc biệt trong việc hạn chế sự chậm trễ và sai phạm trong việc truyền VGM.

Với những thông tin trên hẳn các bạn đã phần nào hiểu được trong xuất nhập khẩu hàng hóa thì VGM là gì và đóng vai trò như nào. Việc nắm được những nội dung này giúp bạn tìm được phương pháp làm sao cho chuyến hàng của mình được an toàn nhất cả về hàng hóa và con người.

Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc!

>>>> Tham khảo thêm:

Khai Báo Hải Quan Là Gì? Quy Trình Khai Báo Hải Quan Điện Tử

Mã HS CODE Là Gì?

FCL Là Gì? Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu FCL

Quy Trình Giao Nhận Hàng Nhập Khẩu Nguyên Container

Demurrage (DEM) là gì?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *