Khi đưa hàng hóa ra vào Việt Nam theo đường chính ngạch, bạn cần phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan trước và chuẩn bị các chứng từ cần thiết.
Để tìm hiểu kỹ hơn về Tờ khai hải quan là gì? Cách mở tờ khai hải quan xuất khẩu như thế nào, cùng incoterms2020.vn tham khảo bài viết dưới đây
Contents
I. Tờ khai hải quan là gì
Tờ khai hải quan có tên tiếng anh Customs Declaration là chứng từ mà người chủ hàng phải kê khai chi tiết số hàng hóa đó cho bên hải quan khi xuất nhập cảnh. Có nghĩa là khi bạn xuất nhập khẩu một lô hàng nào đó bạn phải làm thủ tục hải quan, trong bộ chứng từ hải quan để làm thủ tục, tờ khai hải quan là bắt buộc.
Một số nội dung về tờ khai hải quan:
Phần 1: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai.
Phần 2: Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu.
Phần 3: thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
Phần 5: Thuế và sắt thuế phần này sau khi ta nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống tự động xuất ra cho mình luôn.
Phần 6 : phần dành cho hệ thống hải quan trả về
Phần 7 : Phần ghi chú về tờ khai hải quan
Phần 8: Danh sách hàng hóa
>>>>>>>>>>> Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt?
II. Cách mở tờ khai hải quan xuất khẩu
Bạn thực hiện mở tờ khai hải quan xuất khẩu trên phần mềm Vnaccs theo các thông tin dưới đây:
1. Khai thông tin xuất khẩu (EDA)
– Người khai hải quan khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình EDA (109 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị xuất khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – EDC.
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin xuất khẩu EDA được lưu trên hệ thống VNACCS.
2. Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
– Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu người khai hải quan khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
– Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
– Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.
4. Phân luồng, kiểm tra, thông quan:
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
4.1 Đối với các tờ khai luồng xanh
– Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
– Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
– Cuối ngày hệ thống tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh chuyển sang VCIS.
4.2 Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ:
Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis.
a. Cơ quan hải quan
a.1 Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS:
– Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc kiểm tra, xử lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “màn hình kiểm tra tờ khai”;
– Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các nội dung cần xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “màn hình kiểm tra tờ khai”
– Nếu Lãnh đạo, công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không cho phép thực hiện nghiệp vụ CEE.
a.2 Sử dụng nghiệp vụ CKO để:
– Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ);
– Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ (nếu quy trình nghiệp vụ quy định).
a.3 Sử dụng nghiệp vụ CEE để:
– Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng;
– Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.
a.4 Sử dụng nghiệp vụ EDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.
b. Người khai hải quan:
– Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá;
– Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá;
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
c. Hệ thống:
(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra)o:p>
(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng.
(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEE hệ thống tự động thực hiện các công việc sau:
– Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
– Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:
– Việc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan được thực hiện từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ EDD gọi lại thông tin tờ khai xuất khẩu (EDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc thông tin khai xuất khẩu đã được sửa đổi (EDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
– Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ EDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin sửa đổi tờ khai tại màn hình EDE, người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này, khi đó hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.o:p>
– Số của tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai. Số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.
– Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh);
– Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (EDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ EDA01) không nhập được tại EDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.
Lưu ý: Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai.
Trên đây Incoterms 2020 đã chia sẻ Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Cách Mở Tờ Khai Hải Quan Xuất Khẩu trong thực tế. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc!
>>>>>> Tham khảo thêm:
- Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
- Mẹo nhớ các điều kiện incoterms 2010
- Hợp đồng ngoại thương là gì? Nội dung của hợp đồng ngoại thương
- Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms trong hợp đồng ngoại thương
- Mẹo nhớ các điều khoản Incoterms 2020