LC là gì? Quy trình Thanh Toán LC Chi Tiết

Thanh toán LC là phương thức thanh toán khá khó, vì thủ tục và chứng từ rườm rà, nhưng tính an toàn được đánh giá khá cao so với các phương thức thanh toán khác.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp ưu tiên dùng phương thức thanh toán này vì tính ưu việt và được sử đảm bảo từ phía ngân hàng, đặc biệt trong trường hợp đối tượng xnk là đối tác mới, chưa có sự tin tưởng nhất định.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa Học Xuất Nhập Khẩu tại TPHCM của Trung tâm nào tốt?

1. Thanh toán LC là gì?

Thanh toán LC được viết tắt từ Letter of Credit được hiểu là phương thức thanh toán thư tín dụng dưới sự đảm bảo của ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.

Có thể hiểu phương thức thanh toán LC là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu. Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.

Các loại LC phổ biến hiện nay:

– LC có thể hủy ngang (Revocable LC):

– LC không thể hủy ngang (Re-revocable LC):

– LC đặc biệt (điều khoản đỏ – Red Clause LC)

– LC tuần hoàn (Revolving LC):

– LC chuyển nhượng (Re-revocable Transferable LC)

– LC giáp lưng (Back to Back Re-revocable LC)

– LC dự phòng (Standby LC) và LC xác nhận (Confirmed Re-revocable LC):

– LC trả ngay (LC at sight)

– LC trả chậm (Deferred payment LC)

thanh toán LC

2. Các bên tham gia trong thanh toán LC

– Người xin mở thư tín dụng (applicant): là người mua hàng (người nhập khẩu hàng hóa), hoặc là người mua ủy thác cho một nhà nhập khẩu khác

– Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing or Opening Bank – ngân hàng phát hành): là ngân hàng bên người mua (NH đại diện cho nhà Nhập Khẩu), cấp tín dụng cho nhà người mua (nhà NK)

– Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hàng (người Xuất Khẩu) hay bất cứ chủ thể nào khác được người hưởng lợi chỉ định.

– Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising or Notifying Bank): là ngân hàng đại diện cho người bán (nhà XK) được hưởng lợi thư tín dụng.

3. Quy trình thanh toán LC

Quy trình thanh toán LC được thực hiện theo các bước dưới đây:

Sau khi 2 bên tiến hành ký hợp đồng mua bán thì nhà NK căn cứ nội dung hợp đồng để tiến hành mở thư tín dụng

Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký, nhà nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở thư tín dụng đến ngân hàng phát hành và tiến hành ký quỹ (nếu có). Ký quỹ có thể 100% hoặc dưới 100% tùy mức độ uy tín của doanh nghiệp theo đánh giá của ngân hàng nơi mở LC

✔ Trường hợp 1: Ký quỹ 100% trị giá mở LC

Thông thường với những doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh, uy tín với khách hàng chưa cao, không có các máy móc hay tài sản thế chấp tại ngân hàng thì khi đó ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp sẽ ký quỹ 100% trị giá LC.

✔ Trường hợp 2: Ký quỹ dưới 100%

Ngược với trường hợp trên, nếu doanh nghiệp của bạn đã giao dịch với ngân hàng nhiều lần, có uy tín về tài chính với ngân hàng hoặc có các tài sản đảm bảo thì ngân hàng sẽ đồng ý cho bạn mở LC ký quỹ dưới 100%. Cụ thể tối thiểu 10% trị giá mở LC được áp dụng. Ví dụ LC trị giá 100,000 USD thì bạn cần chuẩn bị số tiền tối thiểu 10,000 USD để chuẩn bị mở LC.

Hồ sơ mở LC bạn có thể tham khảo tại các ngân hàng, về cơ bản bao gồm có:

Đơn yêu cầu mở LC (theo mẫu ngân hàng): 02 bản gốc

Hợp đồng mua bán ngoại tệ(nếu có): 02 bản gốc

Bước 2: Ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ xem xét hồ sơ mở LC, nếu hợp lệ sẽ phát hành thư tín dụng (LC) qua ngân hàng thông bán cho Người xuất khẩu hưởng lợi.

Bước 3: Ngân hàng đại lý sẽ tiến hành thông báo thư tín dụng và chuyển bản gốc thư tín dụng cho Người hưởng lợi (Người xuất khẩu).

Bước 4: Nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra LC. Đến thời gian giao hàng theo quy định, nhà xuất khẩu tiến hành giao cho nhà nhập khẩu.

Bước 5: Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng thông báo để gửi cho ngân hàng phát hành LC.

Bước 6: Ngân hàng thông báo sau khi đã kiểm tra chứng từ thì chuyển bộ chứng từ do nhà xuất khẩu chuyển sang để ngân hàng mở LC xem xét trả tiền. Bộ chứng từ thông thường được gửi qua đường chuyển phát nhanh từ Ngân hàng bên Xuất khẩu đến Ngân hàng bên Nhập khẩu.

Bước 7: Ngân hàng phát hành kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra bộ chứng từ cho người yêu cầu.

Bước 8: Người yêu cầu (nhà nhập khẩu) sau khi được thông báo về chứng từ nếu trường hợp chứng từ có sự khác biệt đề nghị tu chỉnh hoặc chấp nhận thanh toán đồng thời nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng.

Bước 9: Ngân hàng thông báo yêu cầu Ngân hàng phát hành thanh toán tiền cho Nhà Xuất khẩu (người hưởng thụ).

Bước 10: Ngân hàng thông báo tiến hành chính thức ghi có trong tài khoản của người hưởng lợi.

Trên đây Incoterms 2020 đã chia sẻ LC là gì? Quy trình Thanh Toán LC trong thực tế. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc!

>>>> Tham khảo thêm:

Demurrage (DEM) là gì?

Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

Mẹo nhớ các điều kiện incoterms 2010

Hợp đồng ngoại thương là gì? Nội dung của hợp đồng ngoại thương

Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms trong hợp đồng ngoại thương

3/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *