Ngành Logistics Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Ngành Logistics

Trong cuộc sống mà bối cảnh hàng hóa phát triển mạnh mẽ, ngành logistics ra đời để có thể giải quyết việc phân phối hàng hóa một cách nhanh chóng nhất đến khách hàng.

Vì vậy, với một làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ như thế, logistics trở thành một ngành nghề thu hút giới trẻ và đóng một vai trò to lớn trong nền kinh tế. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu một cách đơn giản và khái quát nhất về ngành logistics là gì cùng những thông tin hữu ích về ngành.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

1. Ngành logistics là gì?

>Ngành logistics được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là ngành cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất từ tay nhà sản xuất đến khách hàng người tiêu dùng.

Các công việc chính của logistics sẽ bao gồm là xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin từ điểm sản xuất hay cung cấp đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Nếu kiểm soát tốt quá trình này sẽ tiết kiệm một khoản chi phí và đem lợi lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

2. Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng nên học trường nào?

Hiện nay, trên cả nước có khá nhiều các cơ sở đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Các sĩ tử hay các bạn trẻ trên cả nước có khá nhiều sự lựa chọn các trường đại học hay trung tâm đào tạo uy tín.

Dưới đây, sẽ là một số các trường đào tạo chuyên ngành logistic và quản lý chuỗi cung ứng tốt nhất.

2.1 Các trường đào tạo ngành logistics ở TPHCM

– Trường đại học giao thông vận tải – cơ sở TPHCM: Đây là trường đại học đào tạo đa ngành, trong đó, logistics và chuỗi cung ứng được nhà trường khá đầu tư và chú trọng bởi tính thiết yếu của ngành nghề. Cùng với đó, chương trình đào tạo của trường chất lượng khi có các chương trình liên kết quốc tế rất thiết thực cho sinh viên.

– Trường đại học quốc tế – Đại học quốc gia TPHCM: Đây là một trong những trường đại học có tiếng trong lĩnh vực ngành logistics với chương trình đào tạo bài bản và cụ thể.

– Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam: Một trong những ngôi trường với mức học phí khá đắt đỏ đi kèm chất lượng cực tốt, trường không chỉ đào tạo các chuyên ngành quản trị mà còn dạy cả các ngành kỹ thuật trong đó bạn có thể theo học logistics với vai trò cử nhân kinh doanh của ngành: logistics và chuỗi cung ứng và Kinh doanh quốc tế.

– Trường Đại học Kinh tế HCM: Đây là cơ sở đào tạo kinh tế lớn phía Nam với số điểm đầu vào vô cùng ấn tượng.

>>>>> Bài viết liên quan: học xuất nhập khẩu ở TPHCM

2.2 Các trường đào tạo ngành logistics ở Hà Nội

– Trường Đại học Ngoại Thương: Đây là trường có bề dày lịch sử cũng như lợi thế tốt trong các trường đào tạo về kinh tế với các chuẩn đầu vào và ra vô cùng chất lượng.

– Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Ngành logistics của trường nhận được sự quan tâm và đánh giá lớn khi trường thuộc top các trường hàng đầu đào tạo về kinh tế. Các sĩ tử nên cân nhắc năng lực điều kiện cá nhân khi đặt nguyện vọng bởi mức chuẩn đầu vào của trường đi kèm chất lượng.

– Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội: Đây cũng là đơn vị đào tạo hàng đầu ngành logistics với các ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, ngành vận tải, ngành kinh tế vận tải, ngành quản trị kinh doanh.

– Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam: Trường trọng điểm đào tạo quốc gia, đào tạo đa ngành đặc biệt là ngành logistics và kinh tế vận tải đường biển.

– Trường Đại học kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế của trường là nơi chuyên đào tạo ngành logistics.

– Đại học Thương mại: Đây là một trong những ngôi trường chủ lực về kinh tế với các ngành nghề đa dạng, trong đó ngành logistics và chuỗi cung ứng luôn nằm trong top các ngành có điểm đầu vào cao nhất.

2.3 Các trung tâm đào tạo logistics

Với nhiều năm kinh nghiệm, một trong những trung tâm đào tạo logistics có tiếng chính là trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh. Để tạo nên sự khác biệt cũng như sự uy tín dành cho các học viên của mình, Lê Ánh mang đến cho học viên:

Đội ngũ giảng viên xuất sắc chính là các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu logistics.

Chương trình học được đào tạo một các bài bản và chuyên nghiệp với từng vị trí ngành nghề cụ thể.

Cấp chứng chỉ khóa học xuất nhập khẩu cho học học viên khi hoàn thành khóa học với đạt chuẩn đầu ra bài thi. Chỉ sinh viên đạt mới được cấp chứng chỉ, đó chính là sự khác biệt tạo động lực cho học viên học tập.

Cam kết về chất lượng học tập và được miễn phí 3 buổi đầu tiên.

ngành logistics

3. Học ngành Logistics ra trường làm gì?

Sau khi ra trường với chuyên ngành Logistics, bạn có thể đảm nhận một trong các vị trí công việc chính sau:

Vị trí nhân viên xuất nhập khẩu

Vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Vị trí nhân viên thu mua

Vị trí nhân viên quản lý hàng hóa

Vị trí nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải

Vị trí nhân viên kinh doanh Logistics

4. Mức lương ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

Mức lương ngành Logistics được đề xuất khác nhau với từng vị trí, cấp bậc khác nhau:

Logistics Officer ($300 – $700): Có thể nói đây là vị trí khởi điểm của khá nhiều bạn sinh viên khi mới ra trường bởi vị trí này không yêu cầu nhiều kinh nghiệm. Với mức lương khởi điểm trung bình khoảng 6-7 triệu đồng/ tháng.

Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Đây là vị trí bạn có thể ứng tuyển khi đã có 1-2 năm kinh nghiệm việc làm.

Logistics Manager ($1000 -$4000): Vị trí này đòi hỏi bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng với các kỹ năng tốt về ngoại ngữ, tin học văn phòng,…

Logistics Director ($4000 – $6000): Nhiều công ty có vị trí này với vai trò là người đứng đầu, quản lý với kỹ năng nghiệp vụ trên 8 năm kinh nghiệm.

Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đây là vị trí đòi hỏi trách nhiệm và được offer một mức lương tốt. Vị trí sẽ phụ trách tất cả các công việc quản lý trong nội bộ công ty và bên ngoài công ty.

Với những thông tin trên, incoterms2020.vn hy vọng bạn đã phần nào nắm được ngành logistics là gì cùng với những hiểu biết chung nhất. Vai trò và cơ hội của ngành này luôn rộng mở, bạn hãy cân nhắc thật kỹ về việc tham gia hay đặt nguyện vọng vào ngành nhé!

Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc!

>>>> Tham khảo thêm:

VGM Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

Khai Báo Hải Quan Là Gì? Quy Trình Khai Báo Hải Quan Điện Tử

Mã HS CODE Là Gì?

FCL Là Gì? Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu FCL

Quy Trình Giao Nhận Hàng Nhập Khẩu Nguyên Container

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *