Các điều kiện incoterm không ngừng được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với những biến đổi gần đây trong vận tải và thương mại quốc tế. Điều kiện incoterms 2020 đã có hiệu lực nhưng không bác bỏ hay phủ nhận những phiên bản trước đó. Vẫn rất nhiều Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng Incoterms 2010 trong hợp đồng ngoại thương. Ở bài viết sau Nghiệp vụ Logistics sẽ chia sẻ đến bạn đọc Mẹo nhớ nhanh các điều khoản Incoterms 2010. khóa học xuất nhập khẩu
Incoterm 2010 có 11 điều khá phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lúng túng trong việc tìm hiểu, vì vậy để nhớ nhanh các điều khoản này, Incoterms2020 sẽ hướng dẫn bạn đọc trong bài viết dưới đây
11 điều kiện của Incoterms 2010 được phân thành 4 nhóm: E, F, C, D.
Sơ đồ Incoterms 2010
Contents
1. Điều kiện incoterms nhóm E – Incoterms 2010
Điều kiện giao hàng EXW – Ex Works – Giao hàng tại xưởng
Người bán chỉ cần giao hàng tại xưởng của người bán và mọi vấn đề phía sau người mua sẽ lo, rủi ro cũng được chuyển từ thời điểm này. Đây là điều kiện mà người bán được hưởng lợi nhiều nhất, người bán không phải chịu bất cứ trách nhiệm và chi phí nào về lô hàng; từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thủ tục Hải quan và thuế xuất khẩu
2. Điều kiện incoterms nhóm F
Trong nhóm F có 3 điều kiện là FOB, FAS, FCA F là “free” – không có trách nhiệm (việc vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác). tuyển dụng chuyên viên nhân sự
Sự khác nhau của ba điều kiện này là trách nhiệm vận chuyển từ xưởng người bán lên tàu hoặc lên máy bay:
FCA – Free Carrier – Giao cho người chuyên chở:
Nghĩa là người bán sẽ chỉ phải bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua gửi đến nếu vị trí giao hàng nằm trong cơ sở của người bán, còn nếu nằm ngoài thì người mua sẽ phải chịu trách nhiệm bốc hàng lên xe. Rủi ro được chuyển từ thời điểm giao cho người chuyên chở.
Khi nói đến FCA hãy nhớ chữ C nghĩa là Carrier- vận chuyển, Free Carrier là miễn trách nhiệm vận chuyển. học chứng chỉ kế toán trưởng online
FAS – Free alongside – Giao hàng dọc mạn tàu:
Free alongside- miễn trách nhiệm khi hàng đã giao dọc mạn tàu. Trách nhiệm của người bán trong điều kiện này cao hơn ở FCA, người bán không giao hàng tại xưởng hoặc điểm trung chuyển như hai điều kiện trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu cảng đi. Rủi ro cũng được chuyển khi hàng giao dọc mạn tàu. bồi dưỡng kế toán trưởng
FOB – Free on Board – Giao hàng lên tàu:
Ở điều kiện này trách nhiệm của người bán cao hơn FAS nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu nghĩa là chịu trách nhiệm về việc cẩu hàng lên tàu an toàn. Từ Free on Board nói lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.
Như vậy trong nhóm F, hãy nhớ điểm quan trọng:Trách nhiệm chuyên chở của người bán sẽ tăng dần từ : FCA đến FAS đến FOB
3. Nhóm C
Ở nhóm E, người bán chỉ giao hàng, còn chịu mọi trách nhiệm về chi phí và rủi ro sẽ do người mua chịu. Đến nhóm F, trách nhiệm của người bán có được tăng lên, đề cập đến trách nhiệm chuyên chở . Đến nhóm C, trách nhiệm của người bán lại tăng lên đó là đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ (cảng của nước nhập khẩu) cho người mua. Từ gợi nhớ đến nhóm C là từ Cost – Cước phí.
CFR – Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí:
Khi đã giao hàng an toàn lên tàu giống điều kiện FOB, rủi ro cũng được chuyển từ khi hàng hóa được giao lên tàu, người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở hàng hóa đến cảng nước nhập khẩu, còn chi phí dỡ hàng từ tàu xuống do người mua chịu. khóa học c&b tphcm
Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển chặng vận tải chính)
CIF – Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí:
CIF giống CFR về việc bên bán thuê phương tiện vận tải và trả cước phí, chuyển rủi ro, nhưng ở CIF người bán phải chịu thêm chi phí mua bảo hiểm cho lô hàng.
Bí quyết để nhớ CIF đối chiếu với các điều kiện khác là chữ I – Insurance – Bảo hiểm.
Giá CIF = Giá FOB + F (cước vận chuyển) + I (phí bảo hiểm)
CPT – Carriage padi to – Cước phí trả tới:
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ giống hệt CFR (người bán chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải chặng chính và trả cước) ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm sâu trong nội địa nước nhập khẩu.
CPT= CFR + f (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu). học kế toán thuế
CIP – Carriage and insurance paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới:
CIP = CPT+i, đặc điểm của CIP là giống hệt CPT, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và trả cước phí đến cảng dỡ hàng và phải chịu thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định ở sâu trong nội địa nước nhập khẩu. Ngoài ra người bán sẽ phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa đến điểm đến chỉ định.
Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau: Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua. Trách nhiệm người bán tăng dần CFR đến CIF đến CPT đến CIP
4. Nhóm D
Đối với nhóm E, F, C thì việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước xuất khẩu. Còn đặc trưng của nhóm D là việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước nhập khẩu. nên học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
DAT – Delireres at terminal – Giao hàng tại bến:
Người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến tại 1 bến theo quy định. Người bán phải chịu rủi ro đến khi hàng hóa được dỡ xuống bến quy định an toàn.
DDP – Delivered duty paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu:
Giống điều kiện DAP nhưng người bán chịu thêm thêm nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, nộp các loại thuế liên quan đến thủ khóa học quản trị nhân sự chuyên nghiệp
DAP – Delivered at place – Giao hàng tại nơi đến:
Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.
Trên đây là mẹo nhớ các điều kiện incoterms 2010 để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc
Xem thêm:
- Nội dung chi tiết Incoterms 2010
- Nội dung Incoterm 2020
- So sánh incoterms 2020 và incoterms 2010
- Khoá học xuất nhập khẩu của Trung tâm nào tốt?