ETA Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa ETA Và ETD Là Gì?

Bạn đã từng nghe tới ETA chưa? Hẳn đây là một câu hỏi của không ít người khi mới bước đầu tham gia tìm hiểu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Vậy ETA là gì, chúng ta cùng incoterms2020.vn tìm hiểu qua bài viết dưới nhé!

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

1.ETA là gì ?

Trong lĩnh vực vận tải, ETA– viết tắt của Estimated Time Arrival được hiểu là ngày giờ dự kiến mà lô hàng đến cảng đích. ETA chủ yếu nhằm mục đích thông báo về thời gian vận chuyển hàng hóa dự kiến, trước khi hàng hóa đến đích.Thời gian nay phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện giao hàng và các yếu tố khác như : tốc độ, thời tiết, vị trí hiện tại của con tàu, loại hàng hóa cũng như khối lượng hàng hóa vận chuyển…

ETA không chỉ được sử dụng trong vận tải đường biển mà còn có thể áp dụng cho nhiều phương thức vận chuyển : đường hàng không,đường thủy nội địa, đường bộ …

2.Vai trò của ETA trong xuất nhập khẩu và logistics ?

Không thể phủ nhận chức năng mà ETA mang lại cho người dùng. Dưới đây là một số chức năng cơ bản của ETA trong xuất nhập khẩu và logistics :

– Đảm bảo việc giao hàng đúng thời hạn, giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng ngừng dây chuyền sản xuất hay hết hàng.

– Giúp cho chính quyền cảng điều hành lưu thông giao thông hiệu quả, giảm ùn tắc, cải thiện độ an toàn và phân bổ nguồn lực tốt hơn.

– Duy trì độ uy tín trong dịch vụ đối với các doanh nghiệp hay công ty giao hàng

– Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ việc trì trệ giao thông được cải thiện.

ETA Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa ETA Và ETD Là Gì?

3.Sự khác nhau giữa ETA và ETD là gì ?

ETA và ETD tuy là hai từ khác nhau nhưng vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn, để tránh điểm này chúng ta cùng điểm lại định nghĩa ETA và ETD là gì :

· ETA ( Estimated Time Arrival ) : là khái niệm chỉ thời gian dự kiến mà lô hàng đến cảng đích

· ETD ( Estimated Time Delivery) : là khái niệm chỉ thời gian khởi hành ước tính hoặc thời gian giao hàng ước tính

Ví dụ :Trường hợp xe tải giao hàng đến tòa Golden Palace lúc 2h chiều, đây là ETA. Các gói hàng có thể không được vận chuyển đến các tầng hay khách hàng cho tới 3h chiều, đây là ETD.

Ngoài ra, một hiểu lầm phổ biến về khái niệm của ETD và ETA là thời gian được xác định về việc khởi hành hay đến điểm cuối, chỉ là dự kiến, có thể thay đổi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố liên quan.Cho nên một điều quan trọng khi làm việc với khách hàng là phải nhấn mạnh cho họ hiểu nếu không sẽ gây ra sự hiểu lầm không mong muốn giữa hai bên. Vì khách hàng luôn mong muốn thời gian là chính xác để có thể nhận hàng kịp thời.

4.Cách hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển

Như chúng ta vừa được tìm hiểu ở trên, ETA và ETD phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài. Cho nên chúng ta cần thông tin đến đối tác về bất kì sự thay đổi nào một cách nhanh chóng và chính xác để giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Để làm được điều đó bạn cần tìm hiểu những yếu tố làm tác động đến ETD và ETA như : phương tiện vận chuyển, số chuyến, hành trình của phương tiện vận chuyển, lịch cảng/ bến, thời tiết, mật độ phương tiện đi lại,… trước khi phương tiện đến địa điểm khởi hành và đích đến.

Thông thường nếu bạn vận chuyển thì có lẽ việc kiểm tra sẽ dễ dàng hơn cụ thể là tra cứu thông tin tàu từ các trang web của hãng tàu, web của cảng hoặc một số web sẽ cho bạn biết được vị trí chính xác của tàu trong vòng 24h bằng định vị vệ tinh ( Marine Traffic) …

Dựa vào các thông tin trên, chúng ta có thể ứng phó kịp thời và phòng tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa dễ hư hỏng và các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn .

Nếu bạn có thể kịp thời nắm bắt thông tin và có thể đối phó kịp thời những rủi ro ko may xảy ra trong quá trình vận chuyển cũng như là thông báo cho đối tác thì chắc chắn rằng bạn sẽ cung cấp được cho đối tác ETD và ETA một cách nhanh chóng, chính xác và được sự đánh giá cao từ đối tác của mình.

Với những thông tin trên, incoterms2020.vn hy vọng qua bài viết: “ ETA là gì? Sự khác nhau giữa ETA và ETD là gì? ” sẽ cung cấp được tới bạn đọc những thông tin quan trọng, bổ ích và thực tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

>>>> Tham khảo thêm:

Ngành Logistics Là Gì

VGM Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

Khai Báo Hải Quan Là Gì? Quy Trình Khai Báo Hải Quan Điện Tử

Mã HS CODE Là Gì?

FCL Là Gì? Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu FCL

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *