Điều kiện giao hàng DDU

Điều kiện DDU là một điều kiện giao hàng thuộc nhóm D trong bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterms 2000.

Trong số 13 điều kiện Incoterms 2000 chia thành 4 nhóm: C, D, E, F. Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiện (EXW), nhóm F gồm 3 điều kiện (FCA, FAS, FOB), nhóm C gồm 4 điều kiện (CFR, CIF, CPT, CIP) và nhóm D gồm 5 điều kiện (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP). Điều kiện DDU là một trong những điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến trong Incoterms 2000.

>>>>>> Xem thêm: Điều kiện DDP là gì

1. Điều kiện giao hàng DDU là gì?

Điều kiện DDU là viết tắt tiếng Anh của Delivered Duty Unpaid được hiểu là Giao hàng chưa nộp thuế. Khi áp dụng điều khoản này, vấn đề nộp thuế sẽ do người mua thực hiện.

Điều kiện DDU thuộc quy tắc thương mại quốc tế incoterms 2000 quy ước về trách nhiệm của các bên mua bán khi tham gia quá trình chuyển giao hàng hóa. Và lưu ý, các quy định của Incoterms là không bắt buộc. Chúng đơn thuần là các thỏa thuận giữa các bên, mang tính chất ràng buộc trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thêm một đặc điểm nổi bật của DDU, đó là hiện nay tại Việt Nam, điều kiện giao hàng này hầu như chủ yếu sẽ áp dụng cho các đơn vị hoạt động theo cơ chế xuất nhập khẩu nội địa. Đó thường là các doanh nghiệp hoạt động có đăng ký theo loại hình Đầu Tư, Gia Công và một số loại hình khác.

Các doanh nghiệp này có thể nằm trong hoặc ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và thực hiện hoạt động mua bán trên danh nghĩa xuất nhập khẩu đối ứng (xuất nhập khẩu tại chỗ). Có nghĩa, trên thực tế hàng hóa vẫn nắm trên cùng một lãnh thổ, chưa vượt qua ranh giới quốc gia nhưng vẫn thực hiện các thủ tục tương đương hoạt động xuất nhập khẩu.

dieu-kien-giao-hang-ddu

>>>>>>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất Hà Nội TPHCM

2. Trách nhiệm của các bên trong điều kiện DDU Incoterms 2000

Trách nhiệm của người bán và người mua được phân tách trong điều kiện DDU Incoterms 2000 như sau:

a. Trách nhiệm của người bán trong điều kiện DDU

Mọi cước phí như bốc xếp, dỡ hàng hay giao nhận hàng hóa bên bán sẽ thanh toán

Bên bán sẽ vận tải hàng hóa, chịu mọi sự cố hoặc rủi ro cho tới khi hàng đó được giao tới địa điểm nhận hàng. Tuy nhiên, không cần phải nộp thêm các lệ phí hay thuế nhập khẩu.

Các thủ tục xuất khẩu, thông quan quan hải quan bên bán sẽ làm

Người bán sẽ dựa trên hợp đồng mua bán làm theo quy định để cung cấp hàng hóa, hóa đơn thương mại.

Trong điều kiện DDU là gì, việc ký hợp đồng rõ ràng về nơi được vận chuyển đến, thông báo biện pháp cần thiết để giao hàng

Các phí như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm người bán sẽ trả phí tổn cho hoạt động này

Ngoài ra, người bán còn có trách nhiệm cung cấp các thông tin, giấy tờ liên quan cho cơ quan chức năng hoặc cung cấp cho phía người mua nếu phía người mua có yêu cầu chính đáng để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

b. Trách nhiệm của người mua trong điều kiện DDU

Người mua khi chọn điều kiện giao hàng DDU sẽ có trách nhiệm thực hiện thủ tục nhập khẩu

Người mua khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu sẽ phải nộp các loại thuế phí nhập khẩu liên quan. Đồng thời bố trí sẵn sàng để nhận hàng, dỡ hàng từ phương tiện vận tải mà bên bán giao tới tại địa điểm mà bên mua đã chỉ định trước đó.

Người mua phải nhận hàng và thanh toán đầy đủ tiền hàng cho người bán dựa trên hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết.

Người mua phải cung cấp các thông tin, giấy tờ liên quan để hỗ trợ cho người bán trong quá trình họ thực hiện thủ tục vận chuyển hàng hóa, thông quan để đảm bảo tiến độ giao hàng đã thỏa thuận.

Khi người bán đã hoàn tất giao hàng tới địa điểm chỉ định của người mua, thì người mua tiếp nhận hàng hóa và chấp nhận các rủi ro liên quan tới hàng hóa từ đó trở về sau.

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

3. Tại sao doanh nghiệp lựa chọn điều kiện DDU

Thực tế, điều kiện DDU có thể cân đối cơ bản trách nhiệm cũng như rủi ro của hai bên. Nếu người bán chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển và chi phí liên quan, thì người mua sẽ thực hiện các thủ tục nhập khẩu cũng như chịu chí phí thuế liên quan.

Vận chuyển hàng hóa theo điều kiện DDU cũng là giải pháp giúp quá việc theo dõi các lô hàng
được hiệu quả và chặt chẽ hơn. Nguyên nhân là bởi việc giao dịch được thực hiện trong nước. Bạn có thể nhanh chóng xác định vị trí của lô hàng, đang chuyển tới đâu và lúc nào tới nơi.

Trường hợp việc chuyển hàng hóa được thực hiện xuyên biên giới, thì bạn có thể áp dụng Điều kiện giao hàng DAP sẽ phù hợp hơn.

Ngoài ra, điều kiện giao hàng DDU còn giúp cho cả phía bán và phía mua tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Theo đó, người bán sẽ đỡ gánh nặng chi phí xuất khẩu vận tải, còn người mua có thể thương lượng giảm giá nhập hàng vì đã chịu phí thuế.

Hy vong bài viết của Kênh Incoterms 2020 trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Điều kiện giao hàng DDU.

5/5 - (2 bình chọn)
,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *