Kiểm tra LC trong hoạt động thanh toán quốc tế là một yêu cầu cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro về mặt tiền bạc và thời gian, công sức.
Vì chứng từ trong thanh toán LC phức tạp hơn so với các phương thức khác, vì thế, bạn cần lưu ý trong cách thức kiểm tra LC như sau:
>>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa Học Xuất Nhập Khẩu TPHCM
Contents
1. Nội dung kiểm tra LC
Để xem xét nội dung kiểm tra LC, bạn cần lưu ý:
a. Trước khi thực hiện kiểm tra LC
– Kiểm tra LC có là đối tượng điều chỉnh bởi UCP nào hay không.
– Kiểm tra tính chân thật của LC: LC giả rất hiếm thấy nhưng cực kỳ nguy hiểm. Về nguyên tắc, LC phải do NHTB hay NHẮN tại Việt Nam chi đến doanh nghiệp. Mọi LC nhận được bằng các kênh khác đều phải cảnh giác cao độ.
Ví dụ, nếu nhận được LC trực tiếp từ nước ngoài, thì cần liên hệ với ngân hàng phục vụ mình để làm rõ, hoặc ngay cả khi nhận được LC từ một ngân hàng Việt Nam gửi đến những ngân hàng này không phải là ngân hàng phục vụ mình thì cũng phải liên hệ làm rõ.
Nếu nhận được LC do một người mua không quen biết mở, nhưng lại được một ngân hàng phục vụ mình thông báo, thì cũng phải kiểm tra mọi chi tiết để làm rõ LC.
– Kiểm tra nội dung chi tiết của LC: Một thực tế là, có đến 50% bộ chứng từ bị từ chối ngay từ lần xuất trình đầu tiên. Nguyên nhân có nhiều, song một trong những nguyên nhân có thể khắc phục được đó là thiếu sự kiểm tra cần thiết ngay khi nhận được LC, dẫn đến xử lý LC thiếu sự đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban.
b. Kiểm tra loại LC:
Theo quy tắc của UCP600, một LC không nói là loại nào, thì được xem là loại không huỷ ngang. Vấn đề còn lại cần kiểm tra là:
– Kiểm tra LC có được thanh toán theo thời hạn và đúng địa điểm như thỏa thuận.
– Nếu LC cho phép trả tiền hay chiết khấu tại nước xuất khẩu thì rất thuận tiện, còn nếu thực hiện ở nước ngoài thì có thể phải mất một thời gian và các vấn đề khác phức tạp có thể phát sinh.
– Kiểm tra LC thuộc loại nào: Payment at sight, Acceptance, Deferred hay Negotiation.
– Kiểm tra tên, địa chỉ của người mua và người bán có chính xác.
– Kiểm tra LC xem với điều kiện của, mình có thể sản xuất, thu gom, giao hàng, lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của LC và trong giới hạn thời gian xuất trình chứng từ vận tải. Ngân hàng không được làm trái UCP600 và sẽ không trả tiền sau ngày LC hết hạn hoặc chứng từ không phù hợp.
– Nếu LC được chuyển bằng điện, kiểm tra LC là thông báo sơ bộ hay LC đầy đủ. LC có hiệu lực thực hiện hay không có hiệu lực thực hiện. NHTB có ghi rõ là LC là đối tượng điều chỉnh của UCP600.
– Kiểm tra để đảm bảo rằng các khoản phí ngân hàng mà mình phải chịu có đúng như đã thoả thuận.
– Nếu phát hiện điều gì sai biệt, LC bị biến dạng, hay bị kéo dài… thì phải liên hệ ngay với NHTB để làm rõ. Đôi khi đó là do lỗi kỹ thuật, sự nhầm lẫn sai biệt của NHTB. Nếu đó không là lỗi kỹ thuật, hay sai biệt của NHTB, thì phải liên hệ không chậm trễ với người mua để bảo đảm rằng mọi sửa đổi LC nếu cần thì phải được chuyển đến kịp thời.
Trước khi triển khai thực hiện LC, những nhà xuất khẩu kinh nghiệm thường gửi ngay một bản copy LC cho người giao nhận hay bất kỳ người nào có chức năng lấy chứng từ vận tải. Tương tự, một bản copy LC cũng được gửi đến công ty bảo hiểm, nếu nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm.
Cần lưu ý là, các yêu cầu của nhà xuất khẩu bằng các cú điện thoại có rủi ro rất cao, vì sai biệt rất dễ xảy ra trong khâu phiên âm, thậm chí có thể dẫn đến chứng từ vận tải hay chứng từ bảo hiểm không được cấp đúng loại yêu cầu.
»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
c. Kiểm tra LC chi tiết:
– Giá trị của LC và điều kiện thanh toán có đúng không.
– Mô tả hàng hoá và xuất xứ có đúng như hợp đồng thương mại.
– Cơ sở điều kiện giao hàng có chính xác như hợp đồng thương mại. Ví dụ, hợp đồng thương mại quy định $100.000 FOB Hải Phòng, nhưng LC lại ghi $100.000 CIF Singapore, thì nhà xuất khẩu phải yêu cầu sửa đổi LC, nếu không anh ta phải chịu thêm cước phí vận tải và phí bảo hiểm hàng hoá. Việc tự ý ghi tăng thêm giá trị cước phí vận tải và phí bảo hiểm sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán.
– Chuyển tải có bị cấm?
– Ngày hết hạn của LC: Bạn có thể kịp thời gian giao hàng, lập chứng từ và xuất trình?
Thời gian bạn cần có gồm:
- Sản xuất và đóng gói.
- Kiểm định (nếu có).
- Giao hàng (kiểm tra lịch chạy tàu).
- Công việc với Phòng thương mại và Lãnh sự quán.
- Tập hợp và kiểm tra chứng từ.
- Xuất trình chứng từ cho ngân hàng.
Tất cả các công việc trên phải được hoàn thành trước khi LC hết hạn và trong thời gian 21 ngày sau ngày giao hàng (nếu LC không quy định khác).
2. Hậu quả của việc bắt lỗi chứng từ LC sai sót
Khi NHPH quyết định bộ chứng từ có sai biệt, đã thông báo cho người mua và từ chối thanh toán cho người hưởng. Nếu phía NHCK không đồng ý, tranh chấp xảy ra, trong khi đó hàng hóa có thể bị hư hỏng, giảm giá Nếu phán quyết của tòa án hay trọng tài kinh tế cho rằng việc bắt lỗi của NHPH là sai, thì rủi ro ắt ập đến với NHPH.
Lúc này người mở sẽ không nhận hàng, vì NHPH đã thông báo cho họ là bộ chứng từ có lỗi, trong khi NHPH vẫn phải thanh toán cho người hưởng.
Chính vì vậy, cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế phải có năng lực, chuyên môn và ngoại ngữ thực sự, có tinh thần trách nhiệm cao, phải am hiểu tường tận UCP, ISBP và luật pháp.
Trong thực tế, các khuynh hướng có thể xảy ra là:
Thứ nhất, nếu cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế có thiên hướng | bảo vệ quyền lợi khách hàng (người nhập khẩu thái quá, vượt quá phạm vi của UCP (và ISBP), thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro.
Ví dụ: nếu khách hàng vì một lý do nào đó không muốn nhận hàng, cán bộ thanh toán quốc tế đã giúp đỡ khách hàng bằng cách tìm cho ra lỗi chứng từ để từ chối thanh toán. Vì việc bắt lỗi không có căn cứ không phù hợp với quy tắc UCP 600 và ISBP), nên bị phía nước ngoài bác bỏ và cuối cùng là phải thanh toán cho nước ngoài. Điều này là vô cùng rủi ro cho NHPH, bởi vì:
– NHPH bị mất uy tín.
– Người nhập khẩu có thể vin vào việc thông báo lỗi chứng từ để từ chối nhận hàng và từ chối thanh toán.
– Trong lúc đó hàng hóa gặp rủi ro giảm giá, hư hỏng, chịu các loại phí lưu kho, lưu bãi, phí bảo hiểm.
– Người chuyên chở có thể mang hàng đi bán ở nơi khác.
Thứ hai, nhằm tránh trách nhiệm trong khâu kiểm tra chứng từ, một thái cực khác của cán bộ thanh toán quốc tế hiện nay đang phổ biến là: Khi nhận được bộ chứng từ, họ có thể không kiểm tra LC hoặc chỉ kiểm tra qua loa, rồi yêu cầu khách hàng (người nhập khẩu) đến để cam kết nhận bộ chứng từ đi nhận hàng. Người nhập khẩu phải cam kết
– Đã kiểm tra bộ chứng từ, không phát hiện ra lỗi.
– Chấp nhận thanh toán bộ chứng từ vô điều kiện.
– Nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng.
Ở đây ta ngầm hiểu, ngân hàng “đã đá quả bóng rủi ro trong kiểm tra chứng từ” sang cho khách hàng.
Vấn đề đặt ra ở đây là:
Ai cũng biết cán bộ ngân hàng có chuyên môn cao hơn trong việc kiểm tra chứng từ so với nhà kinh doanh XNK. Hơn nữa, về tâm lý, khách hàng rất tin tưởng vào năng lực và đạo đức của cán bộ ngân hàng, mặt khác nhà kinh doanh XNK lấy trọng tâm kinh doanh là lãi từ thương vụ mua bán, nên ít tập trung vào các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan, họ muốn được ngân hàng trợ giúp và họ cũng sẵn sàng trả phí.
Chính vì vậy, cho dù khách hàng có cam kết nhận bộ chứng từ, nhưng nếu cán bộ ngân hàng tắc trách, kiểm tra LC qua loa, không phát hiện ra lỗi chứng từ rất cơ bản, trong khi khách hàng vì không có đủ chuyên môn đã chấp nhận bộ chứng từ, dẫn đến bị lừa đảo, gian lận về hàng hóa với giá trị lớn, thì cán bộ thanh toán nói riêng và NHPH nói chung không tránh khỏi trách nhiệm pháp lý.
Với những thông tin trên, incoterms2020.vn hy vọng qua bài viết: “Cách Kiểm Tra LC Trong Thanh Toán Quốc Tế” sẽ cung cấp được tới bạn đọc những thông tin quan trọng, bổ ích và thực tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Để nắm rõ hơn các Kỹ năng xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu online và offline để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
>>>> Tham khảo thêm:
Nhân Viên Hiện Trường Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Làm Công Việc Gì?
Điều Khoản Bảo Hành Trong Hợp Đồng Ngoại Thương
Nhân Viên Chứng Từ Là Gì? Công Việc Của Ngân Viên Chứng Từ